• Tìm chúng tôi trên

Đắk Lắk: Triển khai hiệu quả mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa

26/01/2022 15:53:52 GMT+7

Trong những năm gần đây, một số nơi trên địa bàn tỉnh bắt đầu phát triển nghề nuôi cá lồng bè trên hồ chứa. Để chuyển giao, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sinh sống ở khu vực xung quanh hồ đập và lưu vực sông suối, từ năm 2019, Đắk Lắk đã chuyển hướng xây dựng các mô hình Khuyến ngư từ nuôi cá ao sang nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa. Chương trình được triển khai từ nguồn kinh phí dành cho hoạt động khuyến ngư của tỉnh và nguồn kinh phí thuộc dự án khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”.

Đắk Lắk là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở trung tâm cao nguyên Trung bộ, là tỉnh lớn nhất về diện tích cũng như về tiềm năng mặt nước nuôi trồng thủy sản ở Tây nguyên. Cùng với tiềm năng về diện tích mặt nước lớn, Đắk Lắk có nhiều tiềm năng nuôi cá lồng bè: Toàn tỉnh có 550 công trình thủy lợi lớn và vừa, trong đó có khoảng 441 hồ chứa tự nhiên và nhân tạo, với tổng diện tích mặt thoáng khoảng 8.930 ha dung tích chứa khoảng 421 triệu m3 nước/năm; có 63 đập dâng. Các hồ, đập ở Đắk Lắk có chất lượng nước khá tốt để phát triển nuôi cá lồng bè.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, lượng mưa hàng năm giảm, mùa khô hạn kéo dài, lượng nước ngầm sử dụng để tưới tiêu lớn nên rất nhiều ao hồ nhỏ nuôi trồng thủy sản bị thiếu nước một vài tháng trong năm, việc nuôi các loài cá kinh tế có thời gian nuôi dài trên 10 tháng hoặc nuôi lưu cá qua mùa khô rất khó khăn.

Từ nguồn kinh phí khuyến ngư, trong những năm đầu triển khai chương trình nuôi cá lồng bè, các mô hình được triển khai tập trung vào hai đối tượng chính là rô phi và diêu hồng, đây là hai giống cá có khả năng thích ứng tốt, thời gian nuôi ngắn, năng suất cao, sau 6 tháng nuôi cá có thể đạt trọng lượng 0,5-0,6kg/con. Các mô hình nhằm hướng dẫn người dân kỹ thuật nuôi thâm canh cá lồng bè gắn với việc quản lý sức khỏa cá bằng các chế phẩm sinh học, hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc,  hóa chất độc hại trong quá trình nuôi.

Từ nguồn kinh phí thuộc dự án khuyến nông Trung ương, từ năm 2019 – 2021, Trung tâm Khuyến nông – Giống cây trồng vật nuôi và thủy sản Đắk Lắk đã tham gia Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên” xây dựng các mô hình nuôi cá lồng bè với hai đối tượng nuôi thủy đặc sản là cá lăng đuôi đỏ, cá thát lát tại các huyện Ea Súp, Krông Pắk, Cư Kuin, mỗi huyện 2 mô hình với quy mô 200m3 lồng bè.

 

Mô hình triển khai tại đập Ea Súp Thượng, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk

Năm 2021, cùng với các kết quả đã được từ các mô hình nuôi cá lồng bè đã triển khai, Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng vật nuôi và thủy sản Đắk Lắk đã mạnh dạn triển khai mô hình nuôi cá nheo Mỹ trong lồng bè tại huyện Ea Kar, Buôn Đôn với quy mô 300m3. Cá nheo Mỹ là đối tượng mới được du nhập vào nước ta, có khả năng tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt tốt, thời gian nuôi ngắn, sau 08 tháng nuôi cá có thể đạt trọng lượng từ 1,6-2,0 kg/con.

Các mô hình triển khai đều đạt được yêu cầu kỹ thuật về tỷ lệ sống, tăng trọng và đạt tỷ xuất lợi nhuận từ 25-30% so với chi phí đầu tư.

 

Mô hình triển khai tại xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk

Cùng với việc triển khai mô hình, từ năm 2019 đến năm 2021, Trung tâm Khuyến nông– Giống cây trồng vật nuôi và thủy sản Đắk Lắk tỉnh đã tổ chức tập huấn 07 lớp cho hơn 350 lượt người tham gia về “Kỹ thuật nuôi cá thương phẩm trong lồng bè trên sông, hồ chứa và hồ” cho cán bộ Khuyến nông cấp huyện, Khuyến nông viên cơ sở và các hộ nông dân sinh sống xung quanh hồ đập, các lưu vực sông có khả năng phát triển nuôi cá lồng bè để phổ biến kỹ thuật và tuyên truyền  nhân rộng kết quả các mô hình nuôi cá lồng bè rộng khắp trên toàn tỉnh.

Chương trình phát triển nuôi cá trong lồng bè trên sông và hồ chứa bước đầu đã thành công, đã tác động trực tiếp đến người dân về tư duy, suy nghĩ trong việc thay đổi về phương thức nuôi trồng thủy sản. Đồng thời mô hình đã góp phần hỗ trợ tích cực và hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu về đối tượng và phương thức nuôi trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh Đắk Lắk./.

Văn Nam

 

TIN NỔI BẬT

  • Thông tư 02/2023TT-BNNPTNT quy định điều kiện thi thăng hạngThông tư 02/2023TT-BNNPTNT quy định điều kiện thi thăng hạng

    Ngày 02 tháng 6 năm 2023, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn

  • Công văn:  Tuyên truyền, tham gia Cuộc thi trực tuyến Công văn: Tuyên truyền, tham gia Cuộc thi trực tuyến

    Ngày 01 tháng 6 năm 2023 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành công văn Số: 1879/SNN-VP về việc tuyên truyền, tham gia Cuộc thi trực tuyến " Tìm hiểu pháp luật về an ninh mạng; ứng xử và phòng tránh thông tin giả, các thủ đoạn lửa đảo trên không gian mạng".

  • Khuyến nông Đắk Lắk: 30 năm - Hành trình “Tri thức hóa nông dân”  Khuyến nông Đắk Lắk: 30 năm - Hành trình “Tri thức hóa nông dân”

    Muốn có một nền nông nghiệp chuyên nghiệp phải có đội ngũ nông dân chuyên nghiệp. Muốn có một nền nông nghiệp tri thức, người nông dân phải được tri thức hóa. “Tri thức hóa nông dân” trong hoạt động khuyến nông được thực hiện qua các hoạt động như thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật… để lan tỏa tri thức, kỹ năng giúp người nông dân nâng cao trình độ, thay đổi tư duy, tập quán sản xuất, tiếp cận và làm chủ khoa học và công nghệ để trở thành những nông dân chuyên nghiệp.

  • Cà chua Nova trong nhà màng: Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật và liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra theo chuỗi giá trị Cà chua Nova trong nhà màng: Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật và liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra theo chuỗi giá trị

    Mô hình sản xuất cà chua Nova (giống của Mỹ) trong nhà màng được đưa vào triển khai tại TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk đến nay được gần 5 năm với khoảng 25 farm (vườn) cà chua công nghệ cao. Ước tính mỗi năm cung cấp ra thị trường gần 300 tấn sản phẩm cà chua tươi chất lượng cao. Điểm nổi bật đối với mô hình sản xuất cà chua Nova hiện nay là ngoài việc mở rộng diện tích, tăng sản lượng thì việc kết nối liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra theo chuỗi giá trị ngày càng chặt chẽ hơn, bởi nhu cầu thị trường và quá trình tăng cường áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật qua thực tế sản xuất để gia tăng giá trị sản phẩm.

  • Công văn: Về việc triển khai chỉ đạo của Tỉnh ủy về công tác phòng, chống dịch COVID-19Công văn: Về việc triển khai chỉ đạo của Tỉnh ủy về công tác phòng, chống dịch COVID-19

    ngày 24 tháng 5 năm 2023, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành công văn Số: 1744/SNN-VP, về việc triển khai chỉ đạo của Tỉnh ủy về công tác phòng, chống dịch COVID-19

  • Đắk Lắk: Phát triển cà phê bền vững cần tăng cường áp dụng nguyên tắc “Bốn đúng” trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.Đắk Lắk: Phát triển cà phê bền vững cần tăng cường áp dụng nguyên tắc “Bốn đúng” trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

    Trong sản xuất cà phê, đặc biệt là cà phê chất lượng, cà phê “chứng nhận”, ngoài biện pháp về giống; đất đai; về đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng; đa dạng sinh học; tưới tiêu; chăm sóc….thì biện pháp kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên vườn cà phê là hết sức quan trọng. Bởi lẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cà phê đúng nguyên tắc sẽ quyết định đến giá trị sản phẩm, cân bằng sinh thái, liên quan đến môi trường, hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng, thương hiệu cà phê, hiệu quả kinh tế và quá trình phát triển cà phê bền vững.