• Tìm chúng tôi trên

Khuyến nông Đắk Lắk thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn sau bốn năm nhìn lại

01/10/2015 14:40:42 GMT+7

Trong 4 năm qua, công tác đào tạo nghề nông nghiệp của đơn vị đã và đang đạt được những kết quả khả quan, mang lại quyền lợi cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh. Từ việc đào tạo nghề nông nghiệp với nhiều hộ dân trên địa bàn đã có cơ hội phát triển sản xuất; áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Qua đó từng bước ổn định cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập trong sản xuất nông nghiệp.

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Căn cứ giấy chứng nhận dạy nghề số  49/CNĐKHĐ – LĐTBXH ngày 12/06/2012  về việc đăng ký dạy nghề. Bám sát chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng tới đối tượng nghèo và cận nghèo nhằm tạo cơ hội cho lao động nông thôn được học nghề nông nghiệp phù hợp với trình độ, năng lực, điều kiện sản xuất ngay tại địa phương, Trung tâm Khuyến nông Đắk Lắk bắt đầu triển trai thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp từ năm 2012, đến nay đã tròn 4 năm kể từ buổi sơ khai còn nhiều bỡ ngỡ.

Trong 4 năm qua, công tác đào tạo nghề nông nghiệp của đơn vị đã và đang đạt được những kết quả khả quan, mang lại quyền lợi cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh. Từ việc đào tạo nghề nông nghiệp với nhiều hộ dân trên địa bàn đã có cơ hội phát triển sản xuất; áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật  nuôi. Qua đó từng bước ổn định cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập trong sản xuất nông nghiệp.

Với mục tiêu đào tạo người lao động nông thôn có tay nghề vững chắc, từ đó nâng cao thu nhập gia đình, phát triển kinh tế địa phương. Ngay từ khi bắt đầu triển khai, công tác tuyển sinh đã được lãnh đạo trung tâm Khuyến nông đặc biệt quan tâm và được tiến hành ngay từ đầu quý II hằng năm. Ngoài việc gửi công văn tuyển sinh, đăng lên Website//khuyennongdaklak.com.vn, lãnh đạo Trung tâm  đã trực tiếp xuống làm việc với lãnh đạo các xã, phường trên địa bàn tỉnh để tuyển sinh học viên.  Để đạt được kết quả như trên, không chỉ dựa vào lực lượng của Trung tâm mà còn có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương từ khâu tuyên truyền, xác định nhu cầu nghề, tuyển sinh, xây dựng kế hoạch, tổ chức và quản lý đào tạo.

Lớp dạy nghề "Trồng và chăm sóc cây tiêu"

Trong quá trình triển khai thực hiện, để phục vụ tốt cho công tác đào tạo nghề, Trung tâm Khuyến nông đã sắp xếp những giảng viên có nhiều kinh nghiệm để thực hiện công tác đào tạo, đáp ứng được yêu cầu về năng lực của giáo viên dạy nghề, 100% giáo viên đều có chứng nhận nghiệp vụ sư phạm dạy nghề dành cho giáo viên trình độ sơ cấp nghề.

Chương trình đào tạo được thiết kế chi tiết và đầy đủ theo khung của tổng cục dạy nghề đề ra và được hội đồng dạy nghề của Trung Tâm  xem xét cho phù hợp, được đổi mới nội dung cho phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất và đặc biệt chú trọng tới rèn luyện kỹ năng nghề cho người học theo chương trình khung. Các nghề được đào tạo như: Trồng và chăm sóc cây hồ tiêu; Trồng và chăm sóc cây cà phê; Chăn nuôi heo; Chăn nuôi bò đều căn cứ trên nhu cầu thực tế của bà con nông dân, xuất phát từ thực tiễn sản xuất ở từng địa phương. Các lớp đào tạo nghề nông nghiệp đều tập trung trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt theo nhu cầu của địa phương gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới và quy hoạch phát triển nông nghiệp của từng vùng.  

Lớp dạy nghề: "Chăn nuôi bò" 

Hình thức và phương pháp đào tạo nghề được Trung tâm linh động thực hiện phù hợp với thực tiễn: Các lớp dạy nghề được tổ chức ngay tại địa phương, ưu tiên triển khai tại các xã xây dựng nông thôn mới; Tăng thời gian thực hành tại hiện trường; Tài liệu được biên soạn phù hợp với từng nội dung đào tạo và đối tượng học viên, tăng cường sử dụng các giáo cụ trực quan sinh động như mẫu vật, băng đĩa hình, tranh ảnh để học viên dễ tiếp thu và áp dụng vào thực tế sản xuất.

 Bên cạnh đó công tác kiểm tra cũng đã được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định của tổng cục dạy nghề . Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu thực hành cơ bản theo yêu cầu của chương trình dạy nghề.

Lớp dạy nghề:"Trồng và chăm sóc cây cà phê"

Sau 4 năm thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, Trung tâm đã thực hiện được 10 lớp đào tạo nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp, 252 học viên tốt nghiệp trong đó 138 học viên là nữ (chiếm 55%), học viên là người dân tộc thiểu số là 198 học viên (chiếm 79%). Các học viên sau khi tốt nghiệp đã được trang bị năng lực thực hành của của các nghề được học và áp dụng vào thực tế sản xuất tại gia đình và cho thu nhập cao hơn.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế cần phải có những điều chỉnh phù hợp, cụ thể những khó khăn sau:

Đối tượng học viên lại chủ yếu là đồng bào dân tộc, người nghèo, trình độ học vấn chưa đồng đều nên không thể tham dự đủ thời lượng của lớp học; ngoài ra việc đi học xa, kinh phí thấp, mức ưu đãi chưa hấp dẫn người học.

 Thiếu định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm khi kết thúc khóa học cho lao động nông thôn và vấn đề vốn đầu tư mở rộng sản xuất nông nghiệp dẫn đến nghề nông nghiệp chưa hấp dẫn bà con.

Đào tạo nghề nông nghiệp chưa gắn với các doanh nghiệp hay HTX để bao tiêu sản phẩm nên không thu hút được người học. Tình trạng học theo phong trào, học xong rồi lại chuyển sang nghề khác. Mặt khác việc tiếp cận các nguồn vốn vay sau khi được đào tạo nghề để đầu tư, mở rộng sản xuất gặp nhiều khó khăn nên chưa phát huy được hiệu quả sau khi học nghề.

Kinh phí tổ chức lớp học quá thấp dẫn đến viêc tổ chức lớp học ở địa bàn xa gặp nhiều khó khăn: Mức thù lao giảng viên thấp; chi phí hỗ trợ cho người học (tiền ăn, đi lại) chưa đảm bảo để thu hút người lao động tham gia học nghề. Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, định mức chi chưa phù hợp với điều kiện thực tế.

Lớp dạy nghề: "Chăn nuôi heo" 

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chủ trương lớn, được các cấp, các ngành quan tâm.  Trong những năm tiếp theo, Trung tâm đặt mục tiêu  thực hiện  tốt xã hội hóa công tác dạy nghề, thu hút được nhiều tổ chức, đơn vị tham gia tích cực vào mạng lưới chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

 Hoàng Liên

TIN NỔI BẬT

  • LÀNG SỐLÀNG SỐ

    Công cuộc chuyển đổi số quốc gia dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự điều phối của Bộ Thông tin và Truyền thông; sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội, đã và đang tiến về phía trước. Nhưng chuyển đổi số quốc gia cần nhanh hơn nữa, tổng thể hơn nữa,toàn diện hơn nữa và không để ai ở lại phía sau.

  • Mô hình nuôi tôm hiệu quả ứng phó mùa mưa lũMô hình nuôi tôm hiệu quả ứng phó mùa mưa lũ

  • Đắk Lắk phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnhĐắk Lắk phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh

    Sáng 7/3, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904-22/11/2024), với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc” và Cuộc thi tìm hiểu “120 năm lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Đắk Lắk”.

  • Chi bộ Trung tâm Khuyến nông-Giống cây trồng, Vật nuôi và Thủy sản tổ chức Lễ kết nạp đảng viênChi bộ Trung tâm Khuyến nông-Giống cây trồng, Vật nuôi và Thủy sản tổ chức Lễ kết nạp đảng viên

    Chiều ngày 04/05/2024, tại văn phòng Trung tâm, Chi bộ Trung tâm Khuyến nông – Giống cây trồng, vật nuôi và Thủy sản đã tổ chức Lễ kết nạp đảng viên cho quần chúng ưu tú Châu Văn Khôi, hiện đang là viên chức thuộc Trung tâm.

  • CÔNG VĂN: Về việc phát động cuộc thi trực tuyến trắc nghiệm tìm hiểu về Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024.CÔNG VĂN: Về việc phát động cuộc thi trực tuyến trắc nghiệm tìm hiểu về Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024.

    Ngày 04 tháng 5 năm 2024, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Ban hành Công văn só:1588/SNN-VPVề việc phát động cuộc thi trực tuyến trắc nghiệm tìm hiểu về Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024.

  • Câu chuyện Khuyến nông và khuyến khích nông dân học tậpCâu chuyện Khuyến nông và khuyến khích nông dân học tập

    Thật vui khi cảm nhận được công tác khuyến nông gần đây có nhiều hoạt động năng động, mới mẻ. Khuyến nông nhà nước đã hợp tác với khuyến nông doanh nghiệp, đồng hành cùng các doanh nghiệp đến với bà con nông dân. Lực lượng khuyến nông cộng đồng được các địa phương quan tâm ủng hộ. Khuyến nông viên có mặt trên từng thửa ruộng, mảnh vườn, bờ ao, chuồng trại. Sự năng động của khuyến nông đã góp phần to lớn vào sự chuyển mình nông nghiệp nước nhà.